Trẻ vốn có làn da rất nhạy cảm, đối với trẻ trên 6 tháng tuổi cha mẹ có thể sử dụng dầu tràm cho bé nhưng cần lưu ý một số điều.

1. Dầu tràm cho bé

Dầu tràm trà được chiết xuất từ cành, lá của cây trà. Cây này có tên khoa học là Melaleuca Alternifolia.
Thành phần chính của dầu tràm chiếm khoảng 45-60% chính là hợp chất hữu cơ thiên nhiên Cineol (Eucalyptol / 1,8 – cineole). Ngoài ra còn có 5-12% chất α-Terpineol mang lại công dụng diệt vi khuẩn, ngăn ngừa cúm…
Tinh dầu tràm trà có vô cùng nhiều tác dụng như tính kháng khuẩn, có thể phòng chống lại nhiều bệnh tật nhiễm trùng… Do vậy, tinh dầu tràm có dùng được cho trẻ sơ sinh (trên 6 tháng tuổi), đặc biệt đây còn được coi như là một “dược liệu” để chữa trị phổ biến và rất hữu ích cho cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

2. Cách sử dụng dầu tràm cho em bé

  • Trị vết côn trùng cắn: Thành phần Eucalyptol (1,8 – Cineole chiếm tỉ lệ chiếm tỉ lệ 23-65%) có trong dầu tràm giúp  giảm đau, sát khuẩn. Khi bé bị côn trùng cắn hay muỗi đốt chỉ cần thoa một chút dầu tràm lên vết cắn sẽ giảm sưng đỏ, ngứa và đau cho bé hiệu quả.
  • Trị ho: Khi bé bị ho, mẹ chỉ cần dùng 1 ít tinh dầu tràm dầu tràm xoa vào tay mình, sau đó massage lên vùng lưng, ngực và cổ bé theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới trong 2-3 ngày.
  • Chữa đầy hơi, khó tiêu: Thành phần Cineol trong dầu tràm có tác dụng làm nóng và kích thích giảm đau dưới da. Khi bị đầy bụng, khó tiêu, các mẹ chỉ cần cho một ít dầu tràm massage nhẹ nhàng lên vùng bụng theo chiều kim đồng hồ từ rốn bé ra ngoài, Cineol nhanh chóng thấm vào da, làm nóng vùng bụng và kích thích tuần hoàn máu. Việc này góp phần hỗ trợ kích thích nhu động ruột, đẩy khí ứ hơi thừa ra ngoài theo đường trung tiện nên giúp giảm dần triệu chứng đầy hơi, khó tiêu ở trẻ.
  • Massage cho bé: Dầu tràm không có tính nóng nên các mẹ hoàn toàn yên tâm massage cho bé mà không sợ gây bỏng da. Ceneol có trong dầu tràm giúp làm nóng, do đó giúp lưu thông khí huyết. Theo y học cổ truyền, dầu tràm mùi thơm, tính ấm, vào hai đường kinh tỳ và phế, có công dụng hoạt huyết khu phong. 
  • Kháng khuẩn: Dầu tràm có tính kháng khuẩn vô cùng tốt, chỉ cần cho một vài giọt dầu tràm vào trong chén nước nóng, hoặc thấm miếng bông gòn vào một ít dầu tràm rồi để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch, tinh khiết hơn.

3. Lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho bé

Tinh dầu tràm tuy có dùng được cho trẻ sơ sinh mang lại công dụng tuyệt vời nhưng không phải vì thế mà có thể sử dụng tùy tiện. Cha mẹ cần lưu ý:
  • Liều lượng sử dụng: Nên dùng theo liều lượng được các bác sĩ khuyến cáo. Nếu là nước tắm cho bé hoặc để xông hơi thì có thể nhỏ 3-5 giọt, massage nên dùng 1 giọt, bôi hay thoa lên lòng bàn chân hoặc những vết côn trùng đốt (trừ những khu vực nhạy cảm như bàn tay, đầu, mặt) thì chỉ nên dùng 1 giọt mà thôi. Tuyệt đối không nên dùng quá liều lượng sử dụng đã khuyến cáo để tránh những trường hợp gây ảnh hưởng.
  • Kiểm tra phản ứng của bé trước khi sử dụng cho bé: Cha mẹ có thể pha loãng dầu tràm ra rồi thử nhỏ 1 giọt nên vùng da nhỏ của bé xem thế nào. Nên kiểm tra kỹ càng và thận trọng hết sức trong quá trình sử dụng tinh dầu tràm cho bé. Khi thấy những triệu chứng lạ như dị ứng, mẫn cảm, da mẩn đỏ, ngứa rát, sưng viêm… thì phải dừng lại, không được dùng tiếp.
  • Pha loãng kết hợp với dầu nê khi sử dụng: Trong tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn tương đối mạnh, cho nên không dùng dầu tràm dành cho bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Còn nếu bé trên 6 tháng tuổi, hoàn toàn có thể kết hợp bằng cách pha loãng tinh dầu với dầu nê vừa an toàn vừa cho hiệu quả tốt hơn rất nhiều.
Hướng dẫn cách sử dụng dầu tràm cho em bé mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm. Mong rằng qua đó cha mẹ sẽ có cho mình thêm kinh nghiệm sử dụng để tránh những trường hợp không đáng có.
 
Top