Bệnh teo cơ delta gây ảnh hưởng không nhỏ để khả năng hoạt động của bả vai. Phần bả vai gần như bị dị dạng mất thẩm mỹ.
1. Teo cơ delta là gì, triệu chứng của bệnh?
Bệnh teo cơ delta là một loại rối loạn cơ do những sợi đai trong cơ delta bị xơ hóa khiến xương vai bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bả vai nhô cao lên như mọc cánh, vùng giữa vai thì lại bị xệ xuống, xương sống có thể bị vẹo.
Teo cơ delta thường biểu hiện rõ nhất thông qua hoạt động của khớp vùng xương vai. Nếu nhìn phía trước thì thấy đầu trên xương cánh tay nhô ra phía trước, lồng ngực lép, xương sườn xuôi, khủy tay dạng xa thân. Nếu nhìn từ phía sau xương bả vai bị kéo xuống. Bệnh nhân không thể chạm được các đầu ngón tay vào xương bả vai.
2. Hướng điều trị teo cơ delta sớm và hiệu quả
Hiện tại, khoa học vẫn chưa phát minh ra thuốc điều trị triệt để tình trạng này. Thường áp dụng phẫu thuật để chữa bệnh là phổ biến nhằm khắc phục phần cơ bị thoái hóa, xơ cứng. Sau khi mổ, bệnh nhân sẽ phải tập luyện để hồi phục chức năng xương bả vai.
Ngoài ra, có thể áp dụng chiếu tia hồng ngoại sau khi mổ 3 ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Sử dụng điện cao tần làm ấm tổ chức sâu vào 5cm. Siêu âm áp dụng khi vết mổ đã liền da.
Các bài tập có tác dụng rất tốt cho việc hồi phục chức năng sau khi mổ teo cơ delta. Những bài tập này phải được sự hướng dẫn, chỉ định từ bác sĩ và có hỗ trợ tiến hành bởi những người có chuyên môn, bao gồm: tập khớp vai và tay, tập xoay ngoài cánh tay, xoay đầu xương cánh tay, vận động kết hợp gấp-khép-xoay ngoài, vận động khép ngang cánh tay trong tư thế ngồi.
Bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật mổ teo cơ delta và tập luyện phục hồi chức năng cần phải được theo dõi sát sao, tái khám theo chu kỳ 3, 6, 12, 36 tháng cho tới khi bệnh có dấu hiệu tích cực, tình trạng xơ hóa cơ biến mất và không bị tái phát.