Bệnh đái dắt ở trẻ em thường bị phụ huynh bỏ qua và lơ là. Nếu như bệnh xuất hiện do  một số bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục thì sẽ rất nguy hiểm.

1. Những điều cần biết về bệnh đái dắt ở trẻ em

Rất nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng việc trẻ đi tiểu liên tục là chuyện bình thường, tuy nhiên đây có thể là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục và đường tiết niệu.
Những triệu chứng gây ra bệnh đái dắt ở trẻ em bao gồm:
- Trẻ đi tiểu liên tục nhưng mỗi lần lượng nước tiểu rất ít, nước tiểu có màu đục vàng.
- Trẻ bị đi tiểu nhiều kèm theo triệu chứng sốt cao, mệt mỏi hay quấy khóc, rét run người
Lúc này cần mau chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để tìm ra nguyên nhân và có hướng khắc phục.
Bệnh đái dắt ở trẻ em có thể do những nguyên nhân sau:
- Trẻ bị đái dắt do thân nhiệt lên cao, nóng trong người
- Những biến đổi về tâm sinh lý của trẻ cũng có thể ảnh hưởng
- Ngoài ra còn có thể do một số bệnh lý nguy hiểm như: nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu, viêm thận, viêm bàng quang, suy thận,...
- Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đái dắt ở trẻ nam là do hẹp bao quy đầu. Còn đói với các bé gái thường là do viêm đường tiết niệu gây ra.
- Việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ không kĩ càng dễ làm lây nhiễm vi khuẩn và gây ra viêm đường tiết niệu.

2. Bệnh đái dắt ở trẻ em làm sao khắc phục?

Tình trạng đái dắt ở trẻ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vì thế nếu bé có các triệu chứng như trên thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị. Một số giải pháp điều trị bệnh đái dắt ở trẻ em như sau:
- Trước hết , phụ huynh cần lưu ý những biểu hiện của trẻ như tiểu nhiều nhưng số lượng nước tiểu ít, tiểu khó, khi tiểu phải rặn thì nên cho bé đến khám chữa chuyên khoa để xác định nguyên nhân.
- Nếu nguyên nhân bệnh tiểu dắt ở bé trai là do hẹp bao quy đầu thì cần phải có tác động nong rộng ra của bác sĩ chuyên khoa. Cha mẹ nên thực hiện điều này sớm tốt nhất là từ 5-12 tháng tuổi vì càng để lâu thì việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn.
- Trường hợp do viêm đường tiết niệu có thể chữa trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định từ bác sĩ.
- Ngoài ra, cha mẹ cũng nên vệ sinh và dạy cho trẻ thói quen vệ sinh thường xuyên để tránh bị viêm nhiễm.

Trên đây là một số điều mà cha mẹ cần lưu ý khi có dấu hiệu bệnh đái dắt ở trẻ em. Việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu cha mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh.

 
Top