Lá bạc hà vừa làm một loại gia vị và còn được sử dụng như một vị thuốc và chữa được một số bệnh cực kì hiệu quả.

Vị thuốc bạc hà

Bạc hà có tên khoa học là Mentha Arvensis Linn. Nó còn có rất nhiều tên gọi khác như Anh sinh, Thạch bạc hà, Nam bạc hà, Liên tiền thảo,….Nó thuộc họ hoa môi (danh pháp khoa học: Lamiaceae), thuộc nhóm Bạc hà nam (Bạc hà Á), bạc hà cay (Bạc hà u)
Cây có thân và cành hình vuông, xốp, dáng thẳng đứng hoặc đôi khi bò lan trên mặt đất. Cây cao nhất có thể phát triển chiều dài từ 50 – 60 cm.
Lá bạc hà mọc đối từng lá đơn, hình bầu dục, đầu nhọn, xung quanh mép lá có hình răng cưa. Khi đưa lên mũi ngửi lá cây bạc hà thường có mùi thơm hắc, vị cay và tê nhẹ.
Cây thường ra hoa và quả từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Hoa bạc hà kích thước nhỏ và có thể có nhiều màu sắc khác nhau như màu trắng, hồng, tím hay màu tím hồng, quả cho 4 hạt. Ngoài ra lá cây bạc hà còn dùng để chiết xuất ra tinh dầu bạc hà dùng cũng rất tốt, có thể tham khảo tại đây: https://tinhdaukepha.vn/tinh-dau/tinh-dau-bac-ha-kepha

Phân loại bạc hà

Bạc hà được chia thành nhiều loại khác nhau:
Bạc hà Nam: Được trồng ở nội địa nước ta
Bạc hà Âu: Cây có nguồn gốc từ các nước Trung và Nam Âu.
Các loại bạc hà di thực: Bạc hà Đài Loan, bạc hà Nhật, bạc hà 974, bạc hà 976…
Thành phần của bạc hà
Trong cây bạc hà có chứa các thành phần hóa học sau: Camphene, Menthol, Menthone, Isomenthone, Menthyl Acetate, Rosmarinic acid, Ethyl – n – Amylketone, Piperitenone, d-Neomenthol,…
Thành phần chủ yếu trong bạc hà là tinh dầu. Tinh dầu chiếm khoảng 0.5 – 1.5%. Thành phần và nồng độ có trong tinh dầu tùy thuộc vào từng loại bạc hà.

Tác dụng của vị thuốc bạc hà

Bạc hà có tác dụng đa dạng:
  • Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ cây bạc hà có khả năng ức chế virus Salmonella Typhoid và ECHO (Trung Dược Học ghi chép).
  • Tác dụng sát khuẩn mạnh: Thành phần trong bạc hà được sử dụng giảm ngứa đối với một số bệnh ngoài da, tai mũi họng,… (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
  • Tác dụng trên cơ trơn: Thực nghiệm trên thỏ cho thấy thành phần Menthol và Menthone có khả năng ức chế ruột thỏ.
  • Tác dụng ức chế cơn đau: Tinh dầu bạc hà, đặc biệt là Menthol có khả năng bốc hơi nhanh gây ra cảm giác tê và mát tại chỗ. Do đó được sử dụng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
  • Tác dụng ức chế hô hấp và tuần hoàn: Tinh dầu bạc hà có thể ức chế hô hấp dẫn đến ngừng thở và tim ngừng đập hoàn toàn ở trẻ nhỏ – đặc biệt là trẻ sơ sinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
  • Tác động đến thân nhiệt: Tinh dầu bạc hà có thể gây hưng phấn và tăng bài tiết của tuyến mồ hôi khiến thân nhiệt hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam ghi chép).
  • Tác dụng ức chế thần kinh trung ương
  • Giảm khả năng vận động và chống co thắt của trực tràng.
*Lưu ý: Ở liều cao, tinh dầu bạc hà còn kích thích tủy sống và gây tê liệt phản xạ.
Trên đây là một số ít những hiểu biết của mình về về vị thuốc bạc hà. Mong rằng các bạn có thể qua bài viết này hiểu biết hơn về loại dược liệu này và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
 
Top